Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘SƯU TẦM’ Category

colection

3 BƯỚC ĐỂ CHA MẸ CHỈ NÓI MỘT LẦN NHƯNG CON HỢP TÁC HƠN!
Rất rất nhiều gia đình gặp tình trạng cha mẹ phải nhắc nhiều lần mới đứng dậy làm. Từ chuyện đi học, đi tắm, dọn cơm ăn, mặc quần áo, dọn nhà dọn cửa, từ 3 tuổi đến 18 tuổi, đầy đủ cả, không thiếu một trường hợp nào.
Mình mong muốn cha mẹ có một cách nhìn khác ở việc này. Các bạn thường dùng cụm từ “nghe lời” để mô tả sự việc này, và mình muốn dùng một cụm từ khác, đó là “ hợp tác”. Con khi sống với cha mẹ, cha mẹ muốn nuôi dạy và hướng con theo lối sống và giá trị của mình. Con càng lớn càng có chính kiến riêng, có suy nghĩ và cách làm riêng, vì vậy việc cha mẹ khư khư bắt con phải nghe lời, làm theo lời mình nói, nó sẽ không hợp lý. Cha mẹ nên thay đổi cách nhìn về việc này, và mong muốn con/ đặt ra mục tiêu : CON HỢP TÁC VỚI CHA MẸ. Con sống trong nhà cha mẹ, con phải chịu sống theo nguyên tắc của cha mẹ. Nếu con muốn sống theo nguyên tắc của chính mình, hãy học tập và khi lớn lên, ra riêng thì sống theo nguyên tắc của con.
NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG CON CHƯA HỢP TÁC/ PHẢI NÓI ĐI NÓI LẠI NHIỀU LẦN:
1. BỞI VÌ CHA MẸ CHƯA THỰC SỰ NÓI VỚI TRẺ: Khi bạn nói với con là phải đi làm việc này, việc kia, bạn ở đâu và con ở đâu? Bạn ở một nơi nào đó trong nhà, gọi với lên, gọi với sang phòng. Con bạn đang mải mê xem tivi, chơi game, chơi đồ chơi. Bạn cần hiểu đầu óc của trẻ. Khi tập trung vào cái gì, nhất là những thứ đòi hỏi khả năng tập trung cao hoặc những chương trình thú vị, trẻ đang say mê vào việc đó, bạn có đứng bên cạnh nói, trẻ cũng sẽ không nghe thấy. Trong khi đó, bạn còn không đứng bên cạnh mà đứng xa tít mù khơi ở đâu đó, lời nói của bạn lúc này đơn giản chỉ là một loại TIẾNG ỒN, không hơn không kém, không có ý nghĩ gì đối với trẻ.
2. BỞI VÌ CHA MẸ NÓI KHÔNG RÕ YÊU CẦU:
Các bạn ạ, khả năng nghe và phân tích ngôn ngữ ở trẻ vẫn còn hạn chế. Khi cha mẹ nói dài thì trẻ con sẽ nghe nhưng không hẳnđã tiếp thu vàkhông nắm được ý chính ngay lập tức. Vì vậy khi bạn yêu cầu con làm bất cứ việc gì thì bạn phải nói thật là rõ và ngắn gọn. Rõ ràng, cụ thể, đặc biệt nhiều trường hợp bạn cần phải làm mẫu thì trẻ mới học theo và nắm một cách dễ dàng.
Nếu bạn mà nói con làm một việc gì đó kèm theo một câu, một câu nói đuôi dạng như là Nếu con không làm cái này thì con sẽ bị thế kia”. con bạn ngay lập tức chỉ nắm được bị thế kia chứ không nhớ được phần làm thế này. Vì vậy đối với con, bạn chỉ nên nói con “Hãy làm thế này giúp mẹ”. Chấm hết. Bạn đừng kèm theo cái phần hậu quả bởi vì trẻ con sẽ không nhớ được và chỉ chăm chăm vào cái phần hậu quả đấy, chứ không chú ý vào cái phần việc gì phải làm.
Một trường hợp khác là trẻ chưa làm xong cái này, đã bị cha mẹ sai làm cái khác. Bạn hãy tự kiểm điểm xem bạn có thường làm điều này với con bạn không? Điều này gây bối rối và bực bội cho trẻ, không kịp làm xong đã phải nhảy sang làm cái khác. Trẻ cảm thấy không khi nào có thể làm hài lòng cha mẹ.
Trường hợp khác nữa là cha mẹ không thực sự nói rõ yêu cầu và mong muốn đạt được cho trẻ. Cha mẹ thường hay nói chung chung, khi trẻ làm không vừa ý thì lại quát. Lỗi này mình thấy cực kì nhiều cha mẹ mắc phải, và rất cần cải thiện. Yêu cầu phải thật cụ thể, rõ ràng, nếu bạn muốn trẻ làm theo như ý muốn của bạn thì bạn phải nói rõ hoặc làm mẫu ra, bạn không thể trông chờ bạn đời/con hay bất kì ai đọc được suy nghĩ của bạn được.
3. BỞI VÌ CHA MẸ CHO PHÉP ĐIỀU NÀY XẢY RA: Khi trẻ không nghe hoặc nghe thấy nhưng không làm ngay, trẻ biết là cha mẹ chắc chắn sẽ nhắc lại. Trẻ biết là nếu không làm ngay cùng lắm bị ba mẹ quát cho vài cái. Trẻ biết là cha mẹ sẽ nhắc lại thôi, không cần phải nghe hay làm ngay lập tức. Sau nhiều lần như thế, trẻ không coi lời nói hay yêu cầu của cha mẹ là điều gì đó cần làm ngay, và ề à từ từ làm trở thành một thói quen lúc nào không hay. Trẻ biết rằng là bạn sẽ nhắc lại việc trẻ cần làm thì chắc chắn trẻ sẽ không cần chú ý ngay lần đầu tiên bạn nói.
4. BỞI VÌ TRẺ CON CẦN CÓ SỰ CHUẨN BỊ KHI CHUYỂN TỪ HOẠT ĐỘNG NÀY SANG HOẠT ĐỘNG KIA:
Từ hoạt động thú vị như xem tivi, chơi, nói chuyện chuyển sang các hoạt động có phần chán nản và mệt mỏi như đọc sách, ngồi vào bàn làm bài, bạn sẽ thấy thật khó khăn, đối với cả người lớn chúng ta chứ chưa cần nói tới trẻ con. Bạn không thể mong đợi nói một cái là làm ngay lập tức được, bởi vì nó là tâm lý của con người. Cái gì hứng khởi thì nhanh lắm, nhưng cái gì chán thì dĩ nhiên là sẽ tìm cách trì hoãn.
Việc trẻ không hợp tác ngay lập tức thực sự rất có hại cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ muốn con làm thế này thế kia ngay khi mình nói, còn con thì ề à, từ từ, thậm chí cáu gắt, bực bội. Chúng ta thực sự cần phải cải thiện tình hình!
3 BƯỚC XÂY DỰNG THÓI QUEN CHỈ NÓI MỘT LẦN:
BƯỚC 1: BẢO ĐẢM CON THỰC SỰ CHÚ Ý ĐẾN LỜI CỦA CHA MẸ
Con bạn đang xem tivi/ đang chơi điện tử/ điện thoại/ipad: Hãy nhẹ nhàng đến bên cạnh, đụng vào người con để gây chú ý, KHUÔN MẶT CHA MẸ PHẢI NHẸ NHÀNG, BÌNH TĨNH NHƯ KHÔNG CÓ CHUYỆN GÌ, sau đó nói con dừng đồ chơi, tắt âm thanh của tivi.
Chỉ bắt đầu nói khi con bạn đã nhìn bạn. Lúc này, bạn đang giao tiếp với con, nhưng đồng thời bạn cũng dạy con kĩ năng lắng nghe, nghe là phải nhìn vào mắt của người đối diện. Không thể nào lắng nghe người khác mà mắt bạn dán vào mà hình tivi/ điện thoại, rất thiếu sự tôn trọng.
BƯỚC 2: BẢO ĐẢM CON HIỂU RÕ YÊU CẦU
Khi bạn nói với con, bạn cần nói ngắn gọn, rõ ràng cần làm việc gì, trong bao nhiêu phút, lúc nào, bao giờ, và tốt nhất là ở dạng câu hỏi để trẻ phải trả lời. Bạn nói “ Con đi học đi chứ, sao giờ này vẫn còn xem tivi, sao mẹ nói bao nhiêu lần rồi mà không bao giờ biết tự giác là gì, tới giờ đi học rồi, đứng lên đi học mau!” Một tràng dài câu nói, nhưng trong đầu trẻ nó không có ý nghĩ gì cả.
Chỉ cần nói ngắn gọn: Đã gần tới 7 giờ tối rồi, con sẽ phải làm gì lúc 7 giờ tối?
Hoặc: Sau 2 phút nữa, con sẽ đi lấy đồ phơi giúp mẹ. Nhắc lại cho mẹ biết, con sẽ phải làm gì?
Và nếu bạn nói yêu cầu, bạn phải hỏi lại con để bảo đảm con nhắc lại được yêu cầu của bạn. Khi trẻ nhắc, đồng thời trong đầu trẻ sẽ hình dung việc cần làm, giúp trẻ nhớ và hiểu rõ hơn.
Giọng nói của bạn rất quan trọng. Hãy nói với giọng nhẹ nhàng, bình tĩnh, tươi vui, cho dù con không hợp tác ngay cũng cần kiềm chế. Mình biết điều này khó nhưng bạn là cha mẹ, bạn phải luyện tập. Chấm hết. Không bàn cãi. Bạn thay đổi bạn không được, nhưng cứ mong con ngoan, nghe lời trong vòng một đêm, quá hoang tưởng! Bản thân bạn là người lớn còn không kiểm soát được chính mình, thì bạn cần phải xem lại cái mong muốn của bạn đối với con hay đối với người khác.
BƯỚC 3: THEO DÕI VÀ KIỂM TRA
Bạn cần nhìn sự việc ở con mắt của người huấn luyện. Cha mẹ chính là người huấn luyện của trẻ, và trẻ thì hay quên. Chúng ta cần tập cho tới khi trẻ nhớ và làm tốt thì thôi, cho dù tới 18 tuổi đi chăng nữa thì điều đó là chuyện bình thường. Khi bắt đầu tập cho trẻ một thói quen gì đó, bạn phải đứng đó, giám sát cho tới khi trẻ có thái độ tự giác.
Bạn yêu cầu con làm việc gì đó, sau khi tiến đến gần con, gây sự chú ý, ra yêu cầu xong, bạn phải đứng đợi cho tới khi con làm.
Bạn sẽ nói: “ Bạn rất bận, không có thời gian đâu mà đi theo trẻ mãi”. Giữa cái bận của bạn và việc huấn luyện đưa trẻ vào nề nếp, chắc chắn việc huấn luyện trẻ quan trọng hơn. Hơn nữa, nếu bạn canh chừng thời gian, xem chừng việc bạn theo dõi để bảo đảm trẻ làm sẽ ngang bằng với thời gian bạn quát trẻ 5 lần 7 lượt mà trẻ vẫn không làm. Thời gian sẽ là bằng nhau, nhưng cái nào mang lại lợi ích lâu dài và tâm lý tích cực cho cả hai bên hơn? Nếu trước giờ bạn quát trẻ, nhắc trẻ nhiều lần mà vẫn không cải thiện tình hình, vậy bạn PHẢI THỬ CÁCH MỚI.
CẦN CHÚ Ý CÁC NGUYÊN TẮC SAU:
  • Hãy tin tưởng vào trẻ: Tin rằng con mình sẽ tiến bộ hơn, tin rằng con mình nhất định sẽ làm được những điều mà bạn nghĩ rằng trẻ sẽ cần. Trong đầu bạn không có niềm tin, chỉ quy chụp con hư, con chẳng nghe lời, bạn sẽ không bao giờ thấy được điều tốt của con để mà khen, để mà động viên, để mà khuyến khích.
  • Hãy cho trẻ thời gian để chuyển tiếp hoạt động:Nếu con bạn có càu nhàu, bực bội vì bị tắt tivi và phải đi học, đang chơi mà phải đi ăn, đi tắm, bạn nên đến nói cho con biết con sẽ phải ngừng nó trong bao nhiêu lâu nữa, để trẻ có sự chuẩn bị tâm lý. Đang ham vui mà bị dừng đột ngột dễ gây sự cáu gắt, bực bội.
  • Hãy chấp nhận sự trì hoãn của trẻ NHƯNG KHÔNG THOẢ HIỆP: Tại sao cần chấp nhận? Khi bạn chấp nhận con mình có sự trì hoãn, bạn sẽ bình tĩnh hơn và tiến hành các bước đưa con vào thói quen tốt. Khi bạn không có sự chấp nhận, bạn muốn con phải hợp tác ngay, phải làm ngay sau lời nói của mình, bạn rất dễ bực bội. Lúc này, tâm trạng bực bội sẽ gây ảnh hưởng đến giọng nói của bạn, gây tâm lý tiêu cực trong não bộ của trẻ. Cứ nghe thấy tiếng của mẹ là nghe thấy sự bực bội và càu nhàu, rất tiêu cực các bạn ạ. Các bạn sẽ thấy điều này rất rõ trong các bộ phim Việt Nam và Hàn Quốc, nơi mà họ thường xây dựng hình ảnh các bà mẹ hay càm ràm, nói nhiều, nghe đau hết cả đầu. Thực sự chúng ta không nên xây dựng hình ảnh đó trong đầu của con trẻ.
Nhưng bạn không thoả hiệp. Tới giờ đó là con phải làm, không được thêm tí tí, không là không. Bạn phải nghiêm túc với lời bạn nói, bảo đảm lời nói của bạn trước sau như 1, không có ngoại lệ, và không có du di. Nếu bạn không nghiêm, trẻ sẽ nhờn. Và bạn đừng quên, cho dù đã thành thói quen đi chăng nữa, trẻ vẫn sẽ luôn thử xem trẻ có thoát, có được ngoại lệ hay không. Trẻ sẽ luôn thử khi có cơ hội, và bạn phải luôn nói 1 là 1, 2 là 2.
  • Phải khen trẻ bất kì khi nào có cơ hội: Dù trẻ bớt trì hoãn chỉ cần 1 giây, bạn cũng cần khen trẻ ngay : À, mẹ yêu cầu tắt tivi là con tắt mà không có thái độ bực bội. Mẹ nói là con đứng lên đi làm mà không nói gì thêm. Khen tới khi trẻ làm được như ý cha mẹ muốn. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sử dụng lời khen để dạy trẻ hiệu quả hơn.
  • Phải lắng nghe và thấu hiểu trẻ: Thấy trẻ có thái độ khó chịu, cha mẹ nên gọi tên cảm xúc của trẻ, để trẻ thấy rằng cha mẹ hoàn toàn có thể hiểu trẻ đang nghĩ gì. “ Chắc là con đang rất bực bội vì không được xem tivi nữa và phải đi học phải không? “ Chắc là con ước được xem thêm 1 tập nữa rồi mới đi ăn cơm phải không? Nếu trẻ nói đúng rồi, học chán lắm, con không muốn học, hãy hỏi trẻ “ Vì sao chán? Vì sao không muốn học? Bài khó chỗ nào, để cha mẹ xem có giúp được gì không?
Cho trẻ thời gian ngồi nói về cảm xúc của con, đó cũng chính là một biện pháp để cải thiện.
Trong khuôn khổ bài này, chỉ nêu vài bước để giúp cha mẹ chỉ nói một lần và con sẽ hợp tác với cha mẹ hơn. Trẻ có thể không làm ngay lập tức, nhưng cha mẹ cần cải thiện kĩ năng của mình trước, kiên trì tới khi trẻ hợp tác tốt hơn. Và rất cần thời gian, một cách lâu dài và kiên trì để thay đổi trẻ.
Còn để trẻ hợp tác hơn trong sinh hoạt hay trong việc học, nó là cả một quá trình và là sự cộng hưởng nhiều yếu tố: Sức khoẻ, thói quen ăn ngủ, thói quen của cha mẹ, tâm lý và cách cha mẹ giao tiếp với con,v..v Chỉ mong các bạn cải thiện kĩ năng của chính các bạn, việc dạy con sẽ hiệu quả hơn.
ĐỌC THÊM:

Read Full Post »

colection

TRÓI BUỘC BẰNG SỢ HÃI, YÊU THƯƠNG HAY LẼ PHẢI

1. YÊU THƯƠNG KO PHẢI ĐỂ TRÓI BUỘC

Hồi mình vừa mới ra trường, 22 tuổi được phân công chủ nhiệm lớp mà học sinh chỉ kém mình 7 tuổi, lúc đó lớp ấy là lớp đặc biệt của nhà trường nữa. Mình chả sợ trời, chẳng sợ đất, cũng ko nghĩ gì nhiều cứ đối xử với chúng đúng như suy nghĩ tình cảm của mình thôi. Và thực sự tự hào vì mình được chúng yêu thương vô cùng, chúng rất nghe lời mình và CHỈ MÌNH MÀ THÔI. Có lần thầy hiệu trưởng bảo mình “cô giống hệt tôi hồi 20 tuổi. Nhưng đó là một cách làm sai đấy. Chủ nhiệm giỏi là làm cho lớp tự vận hành mà ko cần mình, theo một thứ nề nếp nhất định chứ ko phải dựa trên yêu quý cô chủ nhiệm mà làm. Nó ko nghe lời ai kể cả hiệu trưởng mà chỉ nghe lời cô ko phải là thành công mà là thất bại. Cô biến mình thành một ông vua. Nhưng đó là một thể chế ko pháp luật”. Lúc đó ko hiểu hết nhưng càng sau càng thấm thía. Học trò ko thể ko yêu cô mà lại nghe lời, nhưng ko thể chỉ dựa vào tình yêu với cá nhân mình mà làm nên kỉ luật được. Vì nó có tính điều kiện và ko có phạm vi sức mạnh trong mọi trường hợp.

Bố mình cũng dùng cách yêu thương để giáo dục mình. Mọi quyết định của mình ông để mình tự làm mà ko bao giờ can thiệp. Ông chưa bao giờ nói cấm hay bố ko đồng ý với những dự định, sở thích của mình. Dường như ông cho mình rất nhiều tự do. Nhưng sự thực là ông biết mình cực kỳ yêu ông và sợ ông buồn. Nên ông định hướng mình bằng một cách khác và cách đó trói buộc mình kinh khủng. Mình sẽ thấy rất có lỗi nếu làm ông buồn, rất lo lắng nếu biết đó là việc ông ko thích. việc mình bị chi phối một cách âm thầm các quyết định chỉ vì sợi dây tình yêu với bố trói buộc đã để lại ko ít hậu quả trong cuộc đời mình. Có rất nhiều việc mình đã ko dựa trên sự đúng/sai, mình muốn/không muốn, thích/ko thích mà dựa trên điều này có làm bố mẹ hài lòng/ ko hài lòng. Đấy là với một đứa trẻ ngoan, cách dùng yêu thương trói buộc đã tước đi ko ít tự do của mình thì với những đứa trẻ cá tính có sự phản kháng cao mâu thuẫn nảy sinh, bất hòa và cảm giác bức bối là ko thể tránh được.

Rất nhiều khi các bà mẹ chúng ta dùng một câu rất thuận miệng để mắng các con “con làm thế mẹ sẽ ko yêu con nữa”, “con mà cứ ko nghe lời mẹ sẽ ko thương con nữa”, thậm chí ghê hơn “con mà hư như vậy mẹ sẽ ko nuôi con nữa/ko cho con ở với mẹ nữa”… Với mình tất cả những câu ấy đều là một sự bạo hành với trẻ, một sự uy hiếp dựa vào điểm yếu là con yêu và cần bố mẹ nên chúng ta mang ra dọa. Nếu chúng ta cứ mang tình yêu ra để ngăn cản con làm điều gì đó thì con sẽ mất dần sự phân biệt đúng sai mà chỉ dựa trên việc có làm bố mẹ hài lòng hay ko? Chuyện nhỏ thì có thể có tác dụng mà trong nhiều trường hợp nếu ai đó cho con cảm giác yêu thương hơn con sẽ đi theo tiếng gọi đó. Hoặc ai đó dùng yêu thương để dụ dỗ con sẽ dễ nghe theo họ, có thể mắc những sai lầm. Hãy tưởng tượng một người thân quen muốn con làm việc xấu nhưng đầu tiên là dùng yêu thương gần gũi để thuyết phục con rồi mới dẫn con vào con đường tội lỗi, sau đó dùng chính những tội lỗi đó để trói buộc con. Hãy thử nhớ lại có biết bao cô gái bị chồng/ người yêu bạo hành, cư xử tồi tệ nhưng ko dám dũng cảm dứt ra vì nghĩ đó là yêu thương… Có khi nào chúng ta nghĩ lại là bởi vì bố mẹ luôn ra điều kiện “con phải như thế này mới là yêu bố mẹ”… khiến con cái chúng ta mù quáng về nhận thức lý tính ko?

2. SỢ HÃI CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ CÁCH GIÁO DỤC HIỆU QUẢ

Ko mang yêu thương để trói buộc con nhưng cũng ko nên dùng sự sợ hãi để làm con nghe lời. Sợ hãi lâu ngày có thể làm đứa trẻ tổn thương về mặt tâm lý, mất tự tin vào bản thân, hoặc tiêu cực hơn là sự nổi loạn, chống đối. Điều này thì ko cần phải bàn nhiều vì chúng ta đã được đọc nhiều, nghe nhiều thậm chí gần đây còn có chủ trương “kỉ luật không nước mắt” để chống lại cách giáo dục đe dọa, bạo lực,… gây đến tổn thương ở trẻ.
Sự sợ hãi chỉ khiến đứa trẻ chấm dứt hành vi tại thời điểm đó mà không thấy được vấn đề, sẽ chỉ khiến đứa trẻ xa bố mẹ mà ko nể phục, sẽ chỉ khiến đứa trẻ sợ bố mẹ mà không tin tưởng,… Thế nên sớm hay muộn phương pháp này cũng thất bại. Bởi chúng ta chỉ làm người khác sợ khi chúng ta là kẻ mạnh. Khi con lớn hơn có sức mạnh hơn, dần độc lập hơn chúng ta sẽ thấy những đứa trẻ bất cần, lì lợm và lúc này thì bố mẹ bất lực. Cũng có em thì càng lớn càng nhút nhát ko dám tự quyết, tự lập vì bị bố mẹ “bao bọc” thái quá nên cái gì cũng sợ. Ko có đứa trẻ nào tự dưng hư mà có rất nhiều mầm mống đã được chính chúng ta nuôi dưỡng từ rất nhỏ mà ko hay.

3. DỰA TRÊN LẼ PHẢI ĐỂ QUYẾT ĐỊNH

Đừng dựa vào tình yêu của con với mình để thuyết phục/ bắt ép con càng ko nên dùng sự sợ hãi để khống chế các con. Mỗi khi con làm sai điều gì hãy bình tĩnh chỉ rõ bản chất vấn đề, chỉ rõ đúng sai lắng nghe lý do của con để có thể tìm thấy lỗi sai trong cách nghĩ của con chứ ko chỉ ở hành động.

Hãy dựa trên những thang giá trị, dựa trên những nguyên tắc, dựa trên luật lệ, thỏa thuận của gia đình, dựa trên những quy định và dựa trên pháp luật để hướng con đến điều đúng/sai chứ ko phải làm để vừa lòng bố mẹ, để được bố mẹ yêu. Tình yêu thương con là vô điều kiện, để con ko nói dối, giấu diếm bố mẹ khi làm điều gì đó sai đừng bao giờ uy hiếp con rằng “con làm thế là mẹ ko yêu con nữa”. Vì muốn được yêu con ko dám thể hiện con người thực của con hậu quả còn nghiêm trọng hơn.

Bố mẹ cũng có lúc sai nên điều bố mẹ mong vẫn có thể ko đúng, ko tốt, ko cần cho con. Điều bố mẹ muốn chưa chắc đã là điều con muốn. Vậy thì nếu con luôn luôn nghe lời chắc gì đã là điều hay. Hãy để hệ thống tự vấn động dựa trên những nguyên lý, xây dựng cho con khả năng tự nhận thức để quyết định dựa trên lẽ phải. Đó mới chính là nhận thức đúng đắn và lâu dài nhất là pháo đài phòng thủ cho con tốt nhất cả khi không có bố mẹ ở bên.

Đứa trẻ ngoan ko nhất thiết phải là đứa trẻ luôn nghe lời mà là đứa trẻ biết tự phân biệt đúng sai. Tình yêu thương ko phải sợi dây trói buộc áp bức mà là cảm giác an toàn và khích lệ. Thế nên hãy dựa trên những nguyên tắc và lẽ phải bằng tình yêu thương con tỉnh táo để tạo môi trường tốt nhất cho con trưởng thành.

Read Full Post »

colection

Nghỉ hưu giáo dục con
Khái niệm mới của Lê Thị Luyên Thuyên
Nghỉ hưu giáo dục con tức là đến lúc bạn ko cần phải đặt tay chân bạn vào việc của con- trừ cái đầu và cái miệng. Đến lúc bạn chỉ cần chỉ đường con đi bằng lời và mọi việc hầu như con có thể tự m quyết định và làm. Tất nhiên ko phải bỏ hẳn việc giáo dục con mà chuyển sang giai đoạn chỉ cần chỉ tay 10 ngón và lời nói.
Việc nghỉ hưu giáo dục con quan trọng nhất là thời điểm, nếu sau 12t rất khó, qua 12t xem như bạn cần gấp 2,3 lần công sức để có thể rèn con đc như m muốn. Và có thể bố mẹ phải theo con suốt đến khi ra ĐH.
Tốt nhất là 7-8t muộn hơn tí có thể 9,10t.
Để làm đc thế Bố mẹ cần làm ji?
3-5t rèn tư duy và bắt đầu tập làm việc nhà
5-6t rèn nếp học, tự phục vụ bản thân, phân công làm việc nhà
6-8t phát triển thêm việc nhà và định hướng học cho con

Để con có trách nhiệm với việc học thì con cần làm việc nhà , cần mở rộng các tri thức về xh,có trách nhiệm với xh và cộng đồng.Con thấy rõ trách nhiệm của m trong việc nhà, xh hay phục vụ cộng đồng thì con sẽ tự trưởng thành trong nhận thức, nếu có nếp học đã đc rèn cộng với sự trưởng thành trong nhận thức thì con sẽ có trách nhiệm với việc học của m.

Trên hành trình con học kiến thức hãy xây dựng mục tiêu năm, mục tiêu 10 năm hay mục tiêu cuộc đời cho con. Đừng cứ bắt con học hùng hục nhưng bản thân con ko biết m học để làm ji. Cũng giống như yêu một A mà ko hứa đc cưới. A i có thể cưới sau 3 lần hứa hay ko cưới nhưng vì có lời hứa cô gái sẽ vẫn song hành cùng A cho đến lúc Cô chịu đc chứ nếu A ko hứa cô sẵn sàng ra đi ngay từ đầu.
Con cần thấy cái mục tiêu để đi tới sẽ tự tìm cách để đến.

Vất vả nhất vẫn là thời kì 3-6t khi con cần học làm việc nhà và cần rèn thói quen học. Nhiều bố mẹ thấy con làm ngứa mắt m làm cho nhanh nhưng như thế có thể m phải làm 18 năm chưa dứt- vừa làm vừa chửi sao nó lười ( chứ ko chửi sao m ngu ). Nhưng nếu chịu khó rèn con, bẩn m sửa 4-5 lần rồi con sẽ tiến bộ. Đến lúc 10t là mẹ ngồi chém fay cho con tự làm hết.

Hai A chàng cùng lấy vợ năm 30t , một a yêu 10 cô và a yêu 1 cô, rõ ràng a yêu 10 cô sẽ trưởng thành hơn nhanh nhẹn hơn. Kỹ năng con người có đc qua thực hành ko ai dạy đc trừ khi con tự luyện, và đứa đóng đc đinh lúc 4t thì kỹ năng, tư duy, sự tự tin sẽ tốt hơn nhiều đứa 18t mới đóng đinh. Việc này lớn ai cũng làm đc nhưng rõ ràng đc làm từ bé thì nó ảnh hưởng lớn đến sự pt não cũng như tự tin của con.Con cần học 6 tháng- 1 năm mới chuyển đc từ phép cộng trừ sang nhân chia, mỗi bậc sự tự tin lên đc một bậc nhưng khi con 4t đóng đc một cái đinh, biết rửa một cái bát cũng có thể làm con tự tin thêm một bậc. Thế nên những khi đi học nghịch thường thành công vì họ học đc nhiều kĩ năng hơn những bạn chỉ học.Trừ những bạn nghịch quá thành tướng cướp- cái này còn phụ thuộc vào nền đạo đức từ bố mẹ.

Tóm lại nghỉ hưu giáo dục con tức là khi bạn ko cần can thiệp nhiều vào việc học và làm của con. Bạn chỉ cần giúp con và giáo dục định hướng cho con.Kỹ năng đc học từ bé sẽ giúp bé ảnh hưởng tốt hơn khi lớn mới học và ảnh hưởng cả quãng đời còn lại. M cũng là bà mẹ đã mắc quá nhiều sai lầm có những cái giờ sửa cho con rất khó vì mẹ ko ý thức dạy con từ bé, m rất ân hận. Thế nên mục đích m viết để mọi người có nhận thức đc việc giáo dục từ 0-10t sẽ ảnh hưởng rất lớn tới phần lớn cuộc sống sau này của con. Kinh nghiệm của m có thể đúng có thể sai, có thể giúp bố mẹ đc có thể ko nhưng nhất định bố mẹ cần học hỏi để giáo dục con ko để khi con lớn lúc đó muốn rất khó.

Read Full Post »

colection

DẠY CON LÀM BẠN VỚI CHÍNH MÌNH
Có lẽ bạn đã nghe thấy nhiều lời khuyên về việc con phải hoà đồng trong lớp, chọn bạn mà chơi, học thầy không tày học bạn. Đúng vậy, kết bạn và lựa chọn bạn để chơi rất quan trọng, nhưng mình còn có một suy nghĩ là Làm bạn với chính mình còn quan trọng hơn tất cả!
Bạn thử ngẫm nghĩ về cuộc đời của chính bạn, bạn bè mỗi giai đoạn mỗi khác. Cuộc sống mà, thời nhỏ thân nhau, chứ lớn lên đồng nghiệp mới là bạn bè. Nhưng thân ta, còn đó, mãi mãi, luôn gắn bó như hình với bóng.
Vậy bạn đối xử với bạn bè như thế nào? Bạn chơi hết mình, chia sẻ ruột gan, lắng nghe bạn, cho bạn lời khuyên, trân trọng tình cảm của bạn,v.vMìnhthấy rất nhiều người cực kì tốt với bạn, tốt quên thân mình. Mình không chỉ nói về tiền bạc, cho bạn mượn tiền mới là tốt với bạn. Bạn quên mất thời gian và sức lực của bạn bỏ ra, dành cho người khác còn đáng quý gấp vạn lần. Tốt với bạn ở đây là khi bạn gặp chuyện là có mặt ngay, ngồi nghe bạn phàn nàn kể lể hàng tiếng đồng hồ, từ ngày này qua ngày khác, dành thời gian, dành trí não để giải quyết và chia sẻ chuyện của bạn mình.
Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc LÀM BẠN VỚI CHÍNH MÌNH CHƯA?
Bạn hãy nhớ, không ai thương bạn bằng chính bản thân bạn đâu! Bạn sẽ nói, cha mẹ rất thương bạn. Phải rồi, cha mẹ thương nhưng hay thích ép buộc, hay thích xen vào quyết định của bạn dù bạn đã lớn. Ít cha mẹ nào tạo cho bạn cảm giác an toàn và tin tưởng tuyệt đối. Bạn cứ thử chất vấn chính mình. Nghe ba mẹ cằn nhằn nhiều từ nhỏ đến lớn, nói thật là rất mệt mỏi, dù biết ba mẹ rất thương mình. Chồng và con ư? Bạn dám chắc không? Khi chồng và con ốm, bạn chăm sóc rất tốt, bạn lăn ra ốm, chỉ mong có được nồi cháo ra hồn là tốt rồi! Con bạn khi nhỏ thì lẽo đẽo theo ba mẹ, nhưng lớn lên chút chỉ mong được sải cánh bay ra với đời! Còn lại bạn và chính bạn mà thôi!
BIẾTCÁCH LÀM BẠN VỚI CHÍNH MÌNH ĐỂ SỐNG HẠNH PHÚC HƠN!
Hãy đối xử với bản thân bạn như là một người bạn quan trọng và thân thiết nhất!
  • Lắng nghe cảm xúc và suy nghĩ của chính bạn hàng ngày. Lắng nghe những dấu hiệu của cơ thể, vui vẻ hạnh phúc hay mệt mỏi, khoẻ mạnh hay đau nhức? Phải lắng nghe chính bản thân mình trước! Bạnlắng nghe cơ thể còn giúp bạn phát hiện sớm nếu thân thể không ổn, mà phát hiện bệnh sớm. Lắng nghe cảm xúc và suy nghĩ, có thể bạn sẽ tìm ra nhiều giải pháp, có nhiều ý tưởng cho bản thân và cho gia đình, kể cả trong nuôi dạy con.
  • Bạn trân trọng tình cảm bạn bè ? Hãy trân trọng tình cảm và cảm xúc của chính bản thân bạn! Tìnhcảm yêu thương và trân trọng chính bản thân mình, bạn sẽ nâng niu cảm xúc, nâng niu tâm hồn, không chấp nhận cho bất kì ai làm tổn thương. Nếu bạn nâng niu chính bạn, bạn sẽ khó lòng chấp nhận ngồi nghe người khác càu nhàu, than thở hay kể lể. Chắc chắn bạn sẽ đủ mạnh mẽ để bắt tay vào hành động cải thiện tình hình. Nếu bạn trân trọng chính bạn, bạn sẽ đủ mạnh mẽ để vượt qua những lời bàn tán của người khác, để dám đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho bản thân bạn trong bất kì nghịch cảnh nào.
  • Bạn trân trọng những niềm vui khi bạn ở bên bạn bè ? Vậy với bản thân bạn, bạn nên chú ý xem mình thích gì và thấy hạnh phúc khi nào ? Dành thời gian cho chính mình, làm điều mình thích, bạn sẽ thấy nhiều điều kì diệu!
  • Bạn động viên khuyến khích bạn của bạn, nói rằng ” tao nghĩ mày nhất định sẽ làm được”. Bạn có niềm tin sắt đá vào chính bản thân bạn chưa ? Bạn có lắng nghe và nuôi dưỡng niềm tin cho chính bản thân bạn chưa ? Hay là chỉ nói với bạn là giỏi, tin người thì nhanh, nhưng lại không tin mình sẽ làm được, không tin mình có khả năng thay đổi? Nếu bạn tin vào chính bản thân bạn, bạn sẽ thấy bạn là một con người khác, mạnh mẽ hơn, quyết tâm hơn.
Bạn nên dành thời gian ít nhất 15 phút mỗi ngày, tĩnh tâm và lắng nghe chính bản thân mình. Mình thường làm điều này vào mỗi tối trước khi đi ngủ, vừa ngồi lặng yên, vừa bôi kem dưỡng da, rất chậm và rất lâu. Đôi khi chỉ là như một ly nước, lắng xuống, trầm xuống trước giờ đi ngủ.
DẠYCON LÀM BẠN VỚI CHÍNH MÌNH:
Khi bạn biết cách làm bạn với bản thân rồi, hãy dạy con làm bạn với chính mình nữa bạn ạ. Điều này rất có lợi cho trẻ sau này: 1. Biết quý trọng chính cơ thể và tâm hồn của trẻ, để có thể cân bằng cảm xúc và hạn chế phụ thuộc vào bạn bè/ người yêu. Khitrẻ biết yêu thương chính mình, chắc chắn sẽ biết yêu cha mẹ, thương mọi người và trân trọng những tình cảm tốt đẹp. 2. Lắng nghe bản thân để biết đâu là phương pháp học hiệu quả, cách ghi nhớ thông tin, cáchlàm việc hiệu quả, v.v. 3. Lắng nghe bản thân để tìm ra niềm đam mê của chính mình vàcó niềm tin vào chính mình. Điều này rất quan trọng để xây dựng con người của trẻ sau này.
GỢI Ý CÁCH DẠY:
Bạn nói: “ Con phải coi trọng con nhất nhé! Con phải trân trọng bản thân nhé!” Mình bảo đảm sẽ không hiệu quả. Bạn càng dặn trẻ, trẻ càng không lĩnh hội được điều ấy, bởi vì nó nghe rất chung chung, lại sáo rỗng, không có những hành động cụ thể, những dẫn chứng cụ thể.
Bạn nên hỏi trẻ, “Ai là bạn thân nhất của con?”
“Con biết ai là bạn thân nhất của ba/mẹ không? Là chính bản thân ba/ mẹ đấy!”
Và bạn hãy kể cho trẻ những điều bạn nghĩ, những điều bạn cảm nhận về chính bản thân bạn mỗi ngày. Và trẻ học được cách làm, cách suy nghĩ của bạn để áp dụng cho bản thân. Và dĩ nhiên, để bạn làm được điều này, bạn phải làm bạn với chính mình trước. Và như thế, bạn sẽ có những câu chuyện kể rất thú vị, rất sinh động về chính bản thân bạn, để con bạn phải ồ à, ba/mẹ thật thú vị. Con biết thêm, hiểu thêm và yêu thêm ba mẹ của con.
Lâu lâu bạn hỏi: Dạo này bạn thân của con thế nào?
Là ai ạ, là bạn A/B/C ấy ạ?
Không, ba/mẹ đang hỏi về chính con ấy, không biết dạo này bạn thân của con thế nào? Có thấy hạnh phúc không? Có khoẻ mạnh không? Có hài lòng với ba mẹ không?
Làm bạn với chính bản thân mình, và dạy con làm bạn với chính con, chắc chắn cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc hơn!

Read Full Post »